Về Tài Phát

Công ty TNHH Quảng cáo Tài Phát chuyên các cấp các sản phẩm, dịch vụ in kỹ thuật số chất lượng cao và thi công quảng cáo đa phương tiện trên các loại chất liệu khác nhau như: mái che di động, vòm cửa sổ, dù quảng cáo,đèn LED, bảng hiệu, hộp đèn, băng-rôn, pa-nô, billboard, áp-phích, poster, mặt dựng hộp kim, các hạng mục nhôm, các công trình sắt, thép.

javascript
khách hàng
Sản phẩm
SINH NHẬT
  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
    Giới tính: Nữ
    Chức vụ:
    Sinh nhật: 06/05
  • TRỊNH THỊ NGỌC THÚY
    Giới tính: Nữ
    Chức vụ: NV phòng Khách hàng doanh nghiệp
    Sinh nhật: 27/05


Cấu Tạo Mái Bạt Xếp Che Nắng Mưa
Administrator
Ngày 01 tháng 12 năm 2023

Mái che bạt xếp hiện có 2 cơ chế hoạt động là kéo tay và điều khiển tự động nên cấu tạo của hai kiểu này cũng hơi khác nhau một chút. Nhưng nhìn chung cấu tạo của mái bạt xếp sẽ gồm 3 phần chính là: Phần khung chịu lực, phần mái bạt và hệ thống thu kéo.


1. Phần khung chịu lực

Phần khung là phần chịu lực chính của mái bạt xếp và cũng là phần ảnh hưởng khá lớn đến tính thẩm mỹ, không gian cảnh quan khu vực lắp đặt. Cho nên thường phần khung quyết định bởi các yếu tố như: diện tích lắp đặt, vị trí lắp đặt và yêu cầu của khách hàng mong muốn. Từ đó hai bên sẽ đưa ra quyết định kết cấu khung chịu lực hợp lý nhất.


Vật liệu làm khung mái xếp hiện nay phần lớn là dùng sắt hộp mạ kẽm. Bên cạnh đó, vẫn có một số công trình làm bằng kết cấu thép hình hoặc inox. Có thể nói, giá thành lắp đặt mái xếp lượn sóng cao hay thấp thì khung chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến điều này.


Chú ý: Trước khi thuê một đơn vị nào lắp đặt thì bạn nên yêu cầu họ đưa thông số phần khung lắp đặt cho mình trước để xem xét. Nhưng nếu bạn là người không có kinh nghiệm trong việc này thì tốt nhất nên tìm đơn vị uy tín thay vì tìm đơn vị giá rẻ để tránh: “Tiền thì mất, mà gọi bảo hành sửa chữa thì chả thấy đâu”.


2. Phần mái bạt

Đối với phần mái bạt thì cấu tạo khá đơn giản, bạn có thể hình dung các sóng bạt nó như cái cửa xếp và đối với cửa xếp nằm dọc thì mái xếp sẽ là nằm ngang. Mỗi một đoạn của mái bạt sẽ được tạo ống để xỏ thanh sống bạt sau đó được gắn bi treo và trượt trên đường ray được gắn với khung kèo mái.


cau-tao-mai-che-bat-xep


Phần mái bạt xếp lắp đặt trên tầng thượng


Đối với các sóng bạt thì có loại sóng to và sóng nhỏ. Sóng nhỏ thì khoảng cách tiêu chuẩn của một sóng sẽ là 30cm, sóng to thì khoảng cách tiêu chuẩn sẽ là 50cm được gia công theo yêu cầu.


Vì vậy, khi thuê đơn vị nào lắp đặt bạn có thể trao đổi trước với họ và trong quá trình thi công bạn cũng để ý giám sát được. Việc thiết kế khoảng cách sóng đúng tiêu chuẩn sẽ giúp mái bạt xếp phát huy tốt nhất công năng của nó. Nếu mái quá căng sẽ dẫn đến nhanh mục và rách, còn mái quá trùng thì sẽ dẫn đến thoát nước chậm hơn, dễ bị trũng nước và võng trên mái.

 

Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm một điều chính là chủng loại và chất lượng của loại bạt vì hiện nay trên thị trường có đến hàng chục, hàng trăm loại bạt khác nhau. Đây cũng là điều dẫn tới sự chênh lệch giá thành bởi nhìn bề ngoài thì có vẻ mọi loại đều giống nhau nhưng thực tế thì độ bền, chất lượng mỗi loại sẽ khác nhau.


3. Hệ thống thu kéo mái bạt

Như đã nói từ ở trên thì hệ thống thu kéo sẽ có 2 loại là kéo tay và điều khiển tự động.


Cấu tạo hệ thống kéo tay

Hệ kéo tay được cấu tạo gồm: dây dù kéo bọc lụa loại 8-10mm; puly hoạt động như một ròng rọc con và có thể có thêm tay quay mái xếp.


Cấu tạo hệ thống tự động

Hệ thống tự động sẽ gồm: 1 motor cuốn có công suất lớn nhỏ tuỳ từng diện tích; 1 lô cuốn dây cáp; cáp inox 304; puly như trên.

Dây dù hoặc dây cáp sẽ được bắt cố định vào đầu bạt thu kéo sau đó luồn qua puly để hoạt động dễ dàng và nhẹ nhàng. Và việc bắt cố định như này cần chia sao cho cân để mái thu vào, kéo ra không bị lệch hoặc kẹt.


cau-tao-mai-che-bat-xep


Hệ thống dây mái bạt kéo


Thông thường khi báo giá lắp đặt thì giá thành sẽ là loại kéo tay, nếu như bạn có nhu cầu lắp đặt hệ thống điều khiển tự động thì sẽ được tính riêng theo bộ. Giá thành lắp đặt trọn gói 1 bộ motor hiện nay rơi vào khoảng từ 8-15 triệu tuỳ từng loại.


Nguyên lý và cách thức hoạt động của mái xếp di động

Nếu như bạn chưa biết thì nguyên lý hoạt động của mái xếp di động dựa trên hệ thống bi treo chạy trên đường ray. Phần con lăn nằm trên thanh ray còn phần tai của bi treo sẽ gắn trực tiếp vào thanh xỏ bạt.


Tiếp đến là thanh xỏ ngoài cùng phía đầu thu vào, kéo ra sẽ được gắn với dây kéo hoặc dây cáp để giúp mái có thể kéo ra, thu vào theo ý muốn. Còn đối với motor thì sẽ lắp đặt lô cuốn tự chế thay cho việc kéo bằng tay và có thể điều khiển tự động bằng điều khiển từ hoặc điện thoại thông minh.


Bài viết trên đây Tài Phát muốn cung cấp để bạn có thể hiểu rõ về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của mái bạt xếp lượn sóng. Nếu như bạn có nhu cầu lắp đặt hay mua bạt mái xếp có thể liên hệ chúng tôi để có được những ưu đãi tốt nhất nha.


Các tin khác

Hotline