Về Tài Phát

Công ty TNHH Quảng cáo Tài Phát chuyên các cấp các sản phẩm, dịch vụ in kỹ thuật số chất lượng cao và thi công quảng cáo đa phương tiện trên các loại chất liệu khác nhau như: mái che di động, vòm cửa sổ, dù quảng cáo,đèn LED, bảng hiệu, hộp đèn, băng-rôn, pa-nô, billboard, áp-phích, poster, mặt dựng hộp kim, các hạng mục nhôm, các công trình sắt, thép.

javascript
khách hàng
Sản phẩm
SINH NHẬT
  • NGUYỄN THÀNH TRUNG
    Giới tính: Nam
    Chức vụ: Tổ trưởng Tổ Kỹ thuật
    Sinh nhật: 09/04
  • NGUYỄN THỊ CẨM LIL
    Giới tính: Nữ
    Chức vụ: Trợ lý Điều hành
    Sinh nhật: 12/04


Kích thước pano quảng cáo trong và ngoài đô thị
Administrator
Ngày 02 tháng 03 năm 2023

Quảng cáo bằng Pano trên các tuyến đường lớn cho phép hình ảnh thương hiệu tiếp cận đồng thời nhiều tệp khách hàng khác nhau và dễ dàng gây được ấn tượng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý lựa chọn kích thước pano quảng cáo phù hợp để tạo ra hiệu ứng tốt mà vẫn tiết kiệm được ngân sách.


 

 

1. Kích thước Pano quảng cáo trong nội đô

Trong nội thành, pano quảng cáo xuất hiện với tần suất dày đặc và có khả năng tương tác với người tiêu dùng tốt, bởi mật độ dân cư ở nội thành luôn rất cao, tần suất di chuyển lớn.


Có nhiều tòa nhà, trung tâm hội nghị, khu văn phòng, khu dân cư để đặt pano, nhất là các quận, huyện trung tâm có nhu cầu tiêu dùng cao, khả năng chi trả lớn.


Tùy từng vị trí đặt mà kích thước Pano quảng cáo cần điều chỉnh để phù hợp và đúng quy định của nhà nước. Dưới đây là kích thước chuẩn doanh nghiệp có thể tham khảo :


 Trong các công viên:


- Hình thức: biển quảng cáo độc lập;


- Vị trí: trong khuôn viên của công viên;


- Chiều cao biên: tối thiểu 5 m; tối đa 10 m tính từ mặt đường đến mép dưới của biển quảng cáo.


- Chú ý về kích thước đối với hộp đèn đặt trên dải phân cách của đường đô thị


Tuyến đường đô thị:


- Hình thức: Biển quảng cáo đứng độc lập ở 2 bên tuyến đường đô thị;


- Vị trí:  tối thiểu 5m tính từ mép đường đến cạnh gần đường nhất của bảng


- Chiều cao: tối thiểu 5 m; tối đa 10 m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng quảng cáo


- Hai bảng quảng cáo liền kề trên cùng tuyến đường phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 100 m theo chiều dọc tuyến đường.


Tại cầu vượt/đường hầm dành cho người đi bộ:


- Hình thức: treo, gắn trên tường, lan can cầu vượt/đường hầm dành cho người đi bộ;


- Vị trí: mặt phía trong cầu vượt/ đường hầm dành cho người đi bộ.




2. Kích thước Pano quảng cáo tại tỉnh lộ

Pano tại các tuyến đường thuộc cấp tỉnh cần đáp ứng các quy định về kích thước như sau:


- Diện tích mặt biển: Từ 90 – 120 m2


- Khoảng cách tối thiểu từ mép đường đến cạnh gần đường nhất của bảng: 20 m2


- Chiều cao tối thiểu từ mặt đường đến mép dưới của bảng: 13 m2


- Khoảng cách tối thiểu giữa hai bảng liền kề trên đoạn đường thẳng: 150 – 200m


- Khoảng cách tối thiểu giữa hai bảng liền kề trên đoạn đường cong: 75 – 100m


3. Kích thước biển quảng cáo tại huyện lộ

Pano quảng cáo tại tuyến đường cấp huyện cần đáp ứng các quy định về kích thước như sau:


- Diện tích mặt biển: Từ 40 – 100 m2


- Khoảng cách tối thiểu từ mép đường đến cạnh gần đường nhất của bảng: 15 m2


- Chiều cao tối thiểu từ mặt đường đến mép dưới của bảng: 8 m2


- Khoảng cách tối thiểu giữa hai bảng liền kề trên đoạn đường thẳng: 100 – 150m


- Khoảng cách tối thiểu giữa hai bảng liền kề trên đoạn đường cong: 75 – 100m


4. Kích thước Pano quảng cáo tại quốc lộ

Pano quảng cáo tại tuyến quốc lộ cần đáp ứng các quy định về kích thước như sau:


- Diện tích mặt biển: Từ 120 – 200 m2


- Khoảng cách tối thiểu từ mép đường đến cạnh gần đường nhất của bảng: 25 m2


- Chiều cao tối thiểu từ mặt đường đến mép dưới của bảng: 15 m2


- Khoảng cách tối thiểu giữa hai bảng liền kề trên đoạn đường thẳng: 200 – 250m


- Khoảng cách tối thiểu giữa hai bảng liền kề trên đoạn đường cong: 150 – 200m

 

5. Lắp đặt biển quảng cáo có cần xin giấy phép của chính quyền địa phương

Doanh nghiệp muốn lắp đặt biển quảng cáo cần thủ tục xin cấp phép quảng cáo. Giấy tờ xin cấp phép bao gồm:


- Đơn đề nghị cấp giấy phép quảng cáo.


- Bản sao hoặc photo công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề của công ty.


- Bản sao hoặc giấy đăng ký chất lượng hàng hoá, giấy đăng ký nhãn hiệu, tên sản phẩm, biểu tượng thương hiệu, sản phẩm.


- Mẫu biển quảng cáo rõ ràng về: màu sắc, kích thước và đóng dấu của đơn vị đề nghị.


- Dưới mẫu giấy phép cần: tên đơn vị thực hiện giấy phép, số giấy phép, Sở VHTT tỉnh/thành phố cấp, thời gian cấp.


- Bản sao có giá trị pháp lý hợp đồng giữa bên cung cấp dịch vụ giấy phép với người có quyền sở hữu địa điểm đặt biển quảng cáo.


- Văn bản thỏa thuận giữa chủ giấy phép quảng cáo và đơn vị thực hiện dịch vụ giấy phép quảng cáo khi đơn vị dịch vụ đứng tên đề nghị cấp giấy phép quảng cáo.


- Văn bản thỏa thuận của cơ quan quản lý giao thông vận tải với biển bảng đặt ở hành lang an toàn giao thông, địa điểm thuộc quản lý của ngành giao thông, vận tải


- Với doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo  của cơ quan đủ thẩm quyền trong lĩnh vực y tế hoặc nông nghiệp theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ.


- Các nội dung quảng cáo về chương trình khuyến mãi cần văn bản tiếp nhận đăng ký chương trình khuyến mại của cơ quan quản lý nhà nước.

 

Nguồn Internet

Các tin khác

Hotline