Về Tài Phát

Công ty TNHH Quảng cáo Tài Phát chuyên các cấp các sản phẩm, dịch vụ in kỹ thuật số chất lượng cao và thi công quảng cáo đa phương tiện trên các loại chất liệu khác nhau như: mái che di động, vòm cửa sổ, dù quảng cáo,đèn LED, bảng hiệu, hộp đèn, băng-rôn, pa-nô, billboard, áp-phích, poster, mặt dựng hộp kim, các hạng mục nhôm, các công trình sắt, thép.

javascript
khách hàng
Sản phẩm
SINH NHẬT
  • NGUYỄN THÀNH TRUNG
    Giới tính: Nam
    Chức vụ: Tổ trưởng Tổ Kỹ thuật
    Sinh nhật: 09/04
  • NGUYỄN THỊ CẨM LIL
    Giới tính: Nữ
    Chức vụ: Trợ lý Điều hành
    Sinh nhật: 12/04


Làm bảng quảng cáo kiểu gì cho đẹp?
Administrator
Ngày 11 tháng 07 năm 2017

Nhiều bạn đọc, chuyên gia, họa sĩ cho rằng quảng cáo ngoài trời rất cần kiểu dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu và ánh sáng phù hợp với từng không gian khác nhau.

Làm bảng quảng cáo kiểu gì cho đẹp?


Phố Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân, Hà Nội) trở thành tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên ở Hà Nội và VN đồng bộ gắn biển quảng cáo chữ trắng nền xanh hoặc chữ trắng nền đỏ.

Nhiều ý kiến phản biện sự đồng bộ như thế chẳng những không có giá trị thẩm mỹ mà còn giết chết sự sáng tạo và bộ nhận diện riêng của các thương hiệu.

Theo một người dân sống ở Hà Nội, ý tưởng chuẩn hóa một khu phố, xây dựng một tuyến đường nền nếp là tốt, nhất là trong bối cảnh đường sá VN còn nhiều lộn xộn, chưa được quy hoạch, thiếu tính thẩm mỹ.

“Tuy nhiên, việc “mặc đồng phục” như vậy là thái quá. Không những ảnh hưởng đến người kinh doanh mà người dân đi tìm địa chỉ trên con phố đó mỏi mắt cũng không tìm ra thứ mình cần tìm” – người này nhận xét.

Có phải là đẹp?

Theo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế quảng cáo, để thực hiện ý tưởng quy hoạch một khu phố kiểu mẫu thì nhất thiết phải xem xét đến khía cạnh văn hóa lề đường, văn hóa buôn bán vỉa hè của người VN.

Văn hóa đường phố của VN nói riêng và phương Đông nói chung rất khác với văn hóa đường phố ở phương Tây. Ở VN, buôn bán vỉa hè thậm chí còn có thể gọi là một nét văn hóa đặc trưng được hình thành từ hàng trăm năm nay, tạo nên cả một tâm hồn đường phố.

“Ví dụ, nhiều người cho rằng uống cà phê thì phải uống ở lề đường để ngắm cảnh vật, ngắm người qua lại… thì mới ngon. Văn hóa vỉa hè ở VN rất thú vị. Đúng là còn nhiều lộn xộn, nhiều đường phố chưa có quy hoạch nên trở nên nhếch nhác, bẩn thỉu, nhưng thiết nghĩ chúng ta phải quy hoạch thế nào để đừng giết chết nét văn hóa đường phố rất đặc trưng của người VN” – chuyên gia này phân tích.

Việc quy hoạch các con phố một cách đồng bộ thái quá, đồng nhất và đóng khung bởi tất cả biển hiệu chỉ với hai màu xanh – đỏ không những tạo một ấn tượng rất nhàm chán mà còn không có tính thẩm mỹ.

Theo chuyên gia này, ở các tuyến đường xa khu dân cư, người dân ít khi đi bộ thưởng ngoạn, mua sắm thì có thể quy hoạch đồng bộ để tránh sự nhếch nhác.

Còn những tuyến phố trong nội thành đầy nét đẹp truyền thống, phố đi bộ dành cho du khách thưởng ngoạn văn hóa thì không nên quy hoạch đồng bộ, nên giữ nét riêng thú vị bởi vì nói một cách nào đó thì đó là nét đẹp, nét đặc trưng.

Quảng cáo là cạnh tranh, là khác biệt

Không bao giờ tìm thấy một mẫu mực mà tất cả mọi người đều đồng ý là ý kiến của ông Phan Vương Bảo Thành – một người làm trong lĩnh vực quảng cáo.

Theo ông Bảo Thành, mỗi ngành nghề đều có sự cạnh tranh. Đó là lý do các thương hiệu đều phải tạo sự khác biệt trong logo, trong màu sắc, trong thiết kế biển hiệu để phân biệt nhằm giúp người tiêu dùng nhận diện được mình và từ đó có sự chọn lựa.

Anh Phạm Hồng Việt cho rằng nếu anh làm chủ một cửa hàng trên một con phố bị bắt buộc phải làm biển hiệu đồng bộ, anh sẽ không đồng ý thay đổi thương hiệu của mình.

Anh Hồng Việt đề xuất có thể đưa ra quy định đồng bộ về kiến trúc các cửa hàng phải cùng một loại cửa kính hoặc lối ra vào… Các bảng hiệu thì có thể đồng bộ về kích thước hay vị trí lắp đặt, còn đồng bộ về cả màu sắc, phông chữ lẫn nội dung thì không hợp lý.

Không phù hợp với công nghệ quảng cáo hiện đại

Chia sẻ trên trang cá nhân của mình, chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang nêu ra một số bất cập về nguyên tắc quảng cáo trong quy hoạch tuyến đường kiểu mẫu ở Hà Nội.

Theo ông Võ Văn Quang, khi nhìn vào quy hoạch không gian ở một số khu phố thương mại ở các đô thị lớn trên thế giới như phố Nam Kinh của Thượng Hải, đường Orchard của Singapore, quảng trường Thời Đại của New York… thì có thể thấy không gian quảng cáo theo chiều thẳng đứng (lên đến 5, 6 tầng) được bố trí rất hài hòa cùng với không gian quảng cáo theo chiều ngang.

Thực tế ngay tại Hà Nội đã hình thành những phố thương mại rất tiêu biểu như Thái Hà – Thái Thịnh, Cầu Giấy… đều có những tòa nhà 4, 5 tầng lầu và có nhu cầu quảng cáo theo chiều thẳng đứng.

Việc quy hoạch các biển hiệu chỉ có chiều ngang mà bỏ quên chiều thẳng đứng là rất nhàm chán, đơn điệu và không hợp lý.

Bên cạnh đó, trong quảng cáo hiện đại đã phát triển hàng ngàn chuẩn màu khác nhau. Các thương hiệu lớn đều sở hữu riêng cho mình một màu sắc đặc trưng, được công nhận và được bảo hộ về thương hiệu cũng như về bản quyền trên toàn thế giới.

Do đó, quy định về màu sắc các biển hiệu ở phố Lê Trọng Tấn là trái với những công ước mà Chính phủ VN đã ký trong các hiệp định thương mại quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Thêm vào đó, ông Võ Văn Quang cũng nêu hàng loạt công nghệ quảng cáo đã có thông lệ mấy chục năm trên thế giới nhưng trong quy hoạch tuyến đường kiểu mẫu ở Hà Nội thì lại thiếu trầm trọng như biển hiệu đèn chiếu ngoài, đèn chiếu trong, đèn LED, biển vẫy theo hướng nhìn của người đi bộ, mái hiên, hình nộm quảng cáo, công nghệ trưng bày cửa sổ…

Ông Phan Vương Bảo Thành cho rằng các thiết kế biển hiệu cũng theo trào lưu, theo xu hướng trong từng thời điểm. Ví dụ trước đây người kinh doanh thường chuộng biển hiệu có thiết kế 3D, bây giờ họ lại chuộng thiết kế phẳng, đèn LED…

“Các thiết kế và công nghệ làm biển hiệu sẽ còn phát triển theo thời gian chứ đâu thể đồng bộ mãi?” – ông Bảo Thành nói.

Nguồn banghieugiatot

Các tin khác

Hotline