Về Tài Phát

Công ty TNHH Quảng cáo Tài Phát chuyên các cấp các sản phẩm, dịch vụ in kỹ thuật số chất lượng cao và thi công quảng cáo đa phương tiện trên các loại chất liệu khác nhau như: mái che di động, vòm cửa sổ, dù quảng cáo,đèn LED, bảng hiệu, hộp đèn, băng-rôn, pa-nô, billboard, áp-phích, poster, mặt dựng hộp kim, các hạng mục nhôm, các công trình sắt, thép.

javascript
khách hàng
Sản phẩm
SINH NHẬT
  • NGUYỄN THÀNH TRUNG
    Giới tính: Nam
    Chức vụ: Tổ trưởng Tổ Kỹ thuật
    Sinh nhật: 09/04
  • NGUYỄN THỊ CẨM LIL
    Giới tính: Nữ
    Chức vụ: Trợ lý Điều hành
    Sinh nhật: 12/04


10 bí quyết giúp bạn viết câu sứ mệnh hiệu quả
Pham Huynh Trang
Ngày 08 tháng 10 năm 2011

Câu sứ mệnh cũng quan trọng không kém kế hoạch kinh doanh. Nó phải thôi thúc người khác muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về ý tưởng của bạn, giúp đẩy mạnh vị thế và tạo đà tăng trưởng cho công ty.

Là chủ công ty, bạn là nưgời biết rõ nhất doanh nghiệp của mình làm việc thế nào, và là người cần cho thế giới biết điều gì đã tạo nên sự đặc biệt cho công ty bạn. Cách tốt nhất để cho khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và thậm chí cả nhân viên về mục đích của công ty là viết một câu về sứ mệnh thật hiệu quả, thu hút, và rõ ràng.

Dưới đây là 10 bí quyết hiệu quả để giúp bạn viết câu sứ mệnh.


1. Đặt đúng câu hỏi

Để bắt đầu, hãy tự hỏi mình 3 câu: Tôi đang làm việc trong doanh nghiệp nào? Sao tôi lại ở đó? Tôi muốn gì cho bản thân mình, cho gia đình và cho khách hàng của mình? 3-4 mục tiêu hay đặc điểm gì làm nên tôi?

Hãy nghĩ đến ngọn lửa đã thôi thúc khát khao thành lập công ty của bạn từ lúc đầu. Điều gì sẽ giữ ngọn lửa ấy tiếp tục cháy?


2. Khẳng định rõ ràng

Câu sứ mệnh của bạn cần khẳng định rõ ràng mục tiêu và đích đến của bạn. Nó cần giải thích được doanh nghiệp của bạn là gì, hoạt động ở ngách nào của thị trường, và sẽ tạo ra khác biệt thế nào cho cuộc sống của khách hàng.


3. Quyết định điểm khác biệt của bạn

Đừng bao giờ quên rằng bạn và đối thủ cùng đang theo đuổi túi tiền của cùng một khách hàng. Bạn làm thế nào để nổi bật hơn các công ty đối thủ? Hãy tự hỏi mình nếu đó là do bạn làm được điều gì tốt hơn, rẻ hơn hay nhanh hơn các công ty khác. Hãy xác định bất kì triết lý hay giá trị nào dẫn đường cho công ty của bạn.


4. Gây dựng thương hiệu

Nhận diện thương hiệu là yếu tố đặc biệt quan trọng với thành công của doanh nghiệp nhỏ.

Hãy sử dụng câu sứ mệnh để gây dựng nên thương hiệu độc đáo cho mình. Và hãy đảm bảo là bạn đã truyền đạt giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mình đến phân đoạn thị trường nơi bạn phục vụ.


5. Nói súc tích

Nên nhớ rằng: ngắn gọn là thông minh. Một câu sứ mệnh hiệu quả không nên nói dông dài. Một cách lý tưởng, hãy tóm tắt sứ mệnh của công ty chỉ trong một vài câu.

Hãy coi đó như là chiếc thang máy của bạn: bạn nên khẳng định được sứ mệnh của công ty một cách nhanh chóng trong thời gian đi thang máy từ tầng trệt lên tầng thượng.


6. Trung thực

Hãy đảm bảo rằng khi bạn đọc chính câu sứ mệnh của mình, nó phải phản ánh đúng niềm tin của bạn. Quá nhiều ngôn từ hoa mỹ và tự tán dương sẽ khiến người đọc thấy thất vọng, bởi vậy hãy tránh nói rắng công ty của bạn là số một về cái này hay đứng đầu thế giới về cái kia.


7. Hãy biến nó thành nỗ lực chung

Ngay cả khi bạn sở hữu doanh nghiệp tư nhân, cũng đừng viết câu sứ mệnh một mình. Sự góp ý của người khác luôn hữu ích không ngờ được, cả từ bên trong lẫn bên ngoài công ty. Các cộng sự có thể giúp bạn thấy rõ hơn điểm mạnh và điểm yếu của câu sứ mệnh của bạn.

Hãy hỏi sự trợ giúp của nhân viên, gia đình, bạn bè và có thể là cả những khách hàng có quan hệ mật thiết với công ty.


8. Sử dụng ngôn ngữ tinh tế

Hãy đảm bảo rằng bạn có vài cái đầu (lý tưởng nhất là kiểu giỏi ngôn ngữ, giỏi biên tập) cùng rà soát câu sứ mệnh của bạn nhiều lần cho đến khi từng từ trong câu đó đều trở nên tối ưu.

Câu sứ mệnh của bạn phải không có lỗi sai, hùng hồn và chính xác. Nó nên có tính bùng nổ và đầy cảm hứng. Nói ngắn gọn, hãy hoàn hỏa hóa nó hết mức có thể.


9. Lan truyền

Một khi câu sứ mệnh của bạn đã hoàn chỉnh, hãy bắt đầu chia sẻ nó bằng cách đăng lên bất cứ nơi nào bạn có thể.

Chắc chắn nó phải được đăng lên trang web của công ty, cũng như trên các cuốn sách quảng cáo và các tài liệu tiếp thị khác. Bạn thậm chí có thể cân nhắc việc đưa nó vào phần chữ kí trong mail của công ty hay gửi lên báo. Hãy sáng tạo trong cách thức lan truyền.


10. Sửa lại

Câu sứ mệnh của bạn, dù bây giờ nghe đã rất ổn, cũng vẫn có thể thay đổi. Khi doanh nghiệp phát triển và thay đổi, thì sứ mệnh của công ty cũng như vậy.

Xem lại câu sứ mệnh của bạn một các thường xuyên để đánh giá xem có cần sửa lại hay cập nhật thêm không. Nếu bạn đã tìm được câu sứ mệnh chính xác ngay từ lần đầu tiên, có lẽ bạn sẽ không phải chỉnh sửa nó quá nhiều về sau này.

TTVN theo Inc

 

Các tin khác

Hotline