Về Tài Phát

Công ty TNHH Quảng cáo Tài Phát chuyên các cấp các sản phẩm, dịch vụ in kỹ thuật số chất lượng cao và thi công quảng cáo đa phương tiện trên các loại chất liệu khác nhau như: mái che di động, vòm cửa sổ, dù quảng cáo,đèn LED, bảng hiệu, hộp đèn, băng-rôn, pa-nô, billboard, áp-phích, poster, mặt dựng hộp kim, các hạng mục nhôm, các công trình sắt, thép.

javascript
khách hàng
Sản phẩm
SINH NHẬT
  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
    Giới tính: Nữ
    Chức vụ:
    Sinh nhật: 06/05
  • TRỊNH THỊ NGỌC THÚY
    Giới tính: Nữ
    Chức vụ: NV phòng Khách hàng doanh nghiệp
    Sinh nhật: 27/05


Mục đích của quảng cáo
Administrator
Ngày 03 tháng 08 năm 2017

Doanh nghiệp xây dựng nên một mẫu quảng cáo có nhằm vào nhiều mục đích khác nhau, để tăng doanh số bán hoặc để củng cố thái độ có sẵn của khách hàng về sản phẩm, dù mục tiêu của quảng cáo có nhằm vào tăng doanh số hay củng cố thái độ của khách hàng thì các mục tiêu này cũng có mối liên hệ với mục đích của doanh nghiệp, sau đây là 6 mục đích của quảng cáo được liệt kê theo mức độ trực tiếp giảm dần.

1 – Nhằm thúc đẩy trực tiếp hành động mua sản phẩm của người tiêu dùng

Quảng cáo nhằm để thúc đẩy khán giả đi đến hành động mua sắm sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của mình và hành động này xảy ra càng sớm càng tốt. Hành động mua sản phẩm trực tiếp có thể là gọi điện thoại, gửi thư hoặc fax đơn đặt hàng hoặc làm cho khán giả hình thành quyết định mua sắm ngay lập tức. Hành vi mua sắm từ quảng cáo trực tiếp thường được thực hiện tại các điểm bán lẻ, mục đích của quảng cáo trực tiếp là phạm trù duy nhất thích hợp với mục tiêu tăng doanh số. Nếu doanh nghiệp gửi thư chào hàng hoặc brochure giới thiệu sản phẩm mà các sản phẩm này chưa bao giờ xuất hiện trước đây hoặc chưa bao giờ được quảng cáo và khách hàng chỉ mua sản phẩm từ thư chào hàng của doanh nghiệp thì chắc chắn rằng doanh số của sản phẩm
có liên quan mật thiết với hình thức quảng cáo trực tiếp.


2 – Nhằm khuyến khích khán giả tìm hiểu thông tin về sản phẩm

Như đã đề cập ở trên, đôi lúc doanh nghiệp không thể hy vọng khán giả thực hiện hành vi mua sắm sau khi đã xem quảng cáo về sản phẩm. Họ cần biết thêm thông tin, cần được thứ qua sản phẩm và một vài hình thức giới thiệu khác trước khi đi đến quyết định mua sắm. Đây là trường hợp các sản phẩm quan trọng và đắt tiền như xe hơi. nhà cửa, vốn đầu tư, kêu gọi tài trợ … thông thường thì các mẫu quảng cáo thường đính kèm số điện thoại để những người có quan tâm gọi đến tìm hiểu thêm thông tin. Trong trường hợp này. để thẩm định hiệu quả của quảng cáo, doanh nghiệp có thể tính trên số cuộc gọi đến tìm hiểu về nội dung quảng cáo của mình, ngoài ra để thẩm định được phương tiện quảng cáo nào đã sử dụng gây sự chú ý cho khán giả, doanh nghiệp có thể hỏi thăm khách hàng của mình đã tiếp cận với số điện thoại của doanh nghiệp từ nguồn nào nếu trường hợp doanh nghiệp tung quảng cáo trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.


3 – Tạo mối liên kết giữa sản phẩm và nhu cầu

Đây là hình thức quảng cáo ít mang tính trực tiếp hơn, mục đích của hình thức quảng cáo này là xây dựng trong tâm trí người tiêu dùng mối quan hệ giữa sản phẩm và nhu câu. Qua đó một nhãn hiệu từ tình trạng chưa được biết trớ thành được biết đến, từ tình trạng được chấp nhận sang tình trạng được ưa chuộng. Mục đích chủ yếu của hình thức quảng cáo này là làm cho sản phầm được người tiêu dùng biết đến và chấp nhận. Đây là hình thức quảng cáo nhằm thuyết phục người tiêu dùng rằng sản phẩm sẽ thoả mãn nhu cầu của họ.


4 – Nhắc người tiêu dùng nhớ lại sự thoả mãn trong quá khứ và thúc đầy họ mua sản phẩm trở lại

Hình thức quảng cáo này nhằm nhắc cho người tiêu dùng nhớ lại sự hài lòng mà họ đã từng có trước đây khi sứ dụng sản phẩm từ đó thúc đẩy họ tiếp tục mua sản phẩm, nhiều sản phẩm khi trở lại thị trường Việt Nam sau một thời gian dài có mẫu quảng cáo với nội dung như: “xuất hiện tại Việt Nam từ năm”, “Hãy cùng khám phá … một lần nữa”.


5 – Thay đổi thái độ của người tiêu dùng

Đây là một trong những mục tiêu thách thức nhất của quảng cáo. Doanh nghiệp áp dụng hình thức quảng cáo này nếu như sản phẩm đang gặp tiếng xấu vì một lý do nào đó, hoặc bổ sung một tính năng mới mà khách hàng chưa từng nghĩ đến, hoặc muốn giữ lại khách hàng đang chuyển sang sử dụng sản phẩm mới.


6 – Củng cố thái độ

Mục liêu cuối cùng của quảng cáo là củng cố thái độ hiện tại của người tiêu dùng về sản phẩm. Hình thức quảng cáo này thường được các doanh nghiệp có sản phẩm hàng đầu trên thị trường áp dụng để giữ thị phần và doanh số của mình. Chúng ta thường thảy các mẫu quảng cáo của Coca Cola và các công ty khổng lồ khác xuất hiện thường xuyên ở hầu hết mọi quốc gia. Đôi lúc, những công ty này đưa ra một sản phẩm mới nhưng mục tiêu chính rất đơn giản của họ là làm cho người tiêu dùng luôn nhớ đến tên tuổi của mình và gắn bó với nhãn hiệu. Ngoài các mục đích trên, chiến lược và mục tiêu của quảng cáo còn thay đổi mỗi khi sản phẩm trải qua một giai đoạn trong chu kỳ sống của nó. Chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm bốn giai đoạn: giới thiệu, phát triển, trường thành và suy thoái. Doanh nghiệp có sản phẩm đã được nhiều người biết đến tất nhiên áp dụng các chiến lược quảng cáo khác với những doanh nghiệp có sản phầm mới vừa được tung ra thị trường

Các tin khác

Hotline