Về Tài Phát

Công ty TNHH Quảng cáo Tài Phát chuyên các cấp các sản phẩm, dịch vụ in kỹ thuật số chất lượng cao và thi công quảng cáo đa phương tiện trên các loại chất liệu khác nhau như: mái che di động, vòm cửa sổ, dù quảng cáo,đèn LED, bảng hiệu, hộp đèn, băng-rôn, pa-nô, billboard, áp-phích, poster, mặt dựng hộp kim, các hạng mục nhôm, các công trình sắt, thép.

javascript
khách hàng
Sản phẩm
SINH NHẬT
  • NGUYỄN THÀNH TRUNG
    Giới tính: Nam
    Chức vụ: Tổ trưởng Tổ Kỹ thuật
    Sinh nhật: 09/04
  • NGUYỄN THỊ CẨM LIL
    Giới tính: Nữ
    Chức vụ: Trợ lý Điều hành
    Sinh nhật: 12/04


Câu chuyện về camera sau trên smartphone: Đừng nghĩ NHIỀU là HAY
Administrator
Ngày 25 tháng 06 năm 2018

Hiện nay hầu như các hãng điện thoại đều có ít nhất một sản phẩm sở hữu 2 camera. Cách tiếp cận được nhiều hãng thực hiện nhất trên hệ thống camera của mình là bổ sung thêm ống kính tele, tạo hiệu ứng xóa phông. Nhưng, Google dù vẫn chỉ sử dụng một camera mà vẫn có thể tạo nên được bức hình chất lượng tương tự.

Hiện nay hầu như các hãng điện thoại đều có ít nhất một sản phẩm sở hữu 2 camera. Cách tiếp cận được nhiều hãng thực hiện nhất trên hệ thống camera của mình là bổ sung thêm ống kính tele, tạo hiệu ứng xóa phông. Nhưng, Google dù vẫn chỉ sử dụng một camera mà vẫn có thể tạo nên được bức hình chất lượng tương tự. 

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: việc bổ sung thêm nhiều camera có là tốt hay không ghi mà 1 camera đã có thể cho chất lượng hình ảnh tương tự? Để trả lời được câu hỏi đó, chúng ta phải tìm hiểu cách hoạt động của từng hệ thống camera trước đã. Mà cụ thể hơn đó là camera kép của các hãng, và 1 camera của Google Pixel 2. 


Câu chuyện về camera sau trên smartphone: Đừng nghĩ NHIỀU là HAY


CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA CAMERA KÉP

Có rất nhiều hãng sử dụng camera kép nhưng không phải camera kép của hãng nào cũng giống nhau và mang lại những lợi ích như nhau. Có 3 loại:

Camera đơn sắc: thông số giống hệt camera chính - cùng thấu kính, khẩu độ, cảm biến và hệ thống lấy nét. Khác biệt duy nhất là camera thứ 2 không có bộ lọc màu RGB. Điều đó giúp cho camera thứ 2 ít bộ lọc hơn, từ đó cảm biến thu được nhiều ánh sáng hơn. Khi bạn chụp một bức ảnh, hệ thống sẽ kết hợp 2 bức ảnh của camera chính và camera đơn sắc rồi ghép lại thành một, từ đó bức ảnh có dải nhạy sáng tốt hơn, chi tiết hơn.

Camera góc rộng: có tiêu cự ngắn hơn nên thu được hình ảnh vào thấu hình nhiều hơn. Tuy nhiên nhược điểm của cố hữu của camera góc rộng là hình ảnh tại khu vực viền sẽ bị méo mó đi. 2 cách tiếp cận này thực sự là không có nhiều ý nghĩa rõ ràng lắm và cũng ít được người dùng lựa chọn. Vì vậy mình sẽ ưu tiên camera tele tạo hiệu ứng xóa phông được các hãng sử dụng nhiều nhất.

Camera tele: hỗ trợ cho camera chính để tạo bản đồ chiều sâu (depth mapping), giúp nhận diện được khoảng cách từ điện thoại đến vật thể. Đồng thời, phát hiện các góc cạnh của vật thể, làm mờ background bằng phần mềm. Đó chính là nguyên lý chụp ảnh xóa phông, bắt buộc phải đòi hỏi sự trợ giúp của camera thứ 2. Nếu bạn che mất đi một trong hai cam, thì một là ảnh sẽ bị mờ lem nhem, 2 là bạn sẽ che đúng camera đang view ảnh.


CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA CAMERA TRÊN GOOGLE PIXEL


Câu chuyện về camera sau trên smartphone: Đừng nghĩ NHIỀU là HAY


Vậy tại sao với Google Pixel, chỉ với một camera mà vẫn có thể thực hiện được một bức ảnh portrait, mà lại còn đẹp không thua kém gì? Khác với iPhone X và Galaxy Note8, Google lại tiếp cận theo cách khác.

Thay vì sử dụng 2 camera để tạo bản đồ chiều sâu, Google lại sử dụng cảm biến dual-pixel + machine learning

Dual-pixel sẽ giúp mỗi pixel trên cảm biến có 2 phần trái và phải. Điều đó có nghĩa cảm biến của camera sẽ có 2 bức ảnh, ở 2 góc hơi khác nhau. Kết quả là Pixel 2 có thể tạo ra bản đồ chiều sâu và lấy nét nhanh mà vẫn chỉ sử dụng 1 camera. 

Còn machine learning được học hỏi và đào tạo qua rất nhiều trường hợp khác nhau để nhận biết đâu là người, đâu là background, ý nghĩa của pixel này là gì hoặc người đang đội mũ, người đang ăn bánh, ông thì đang cầm quả bóng,..v...v Tuy vậy, machine learning cũng có giới hạn của nó. Công nghệ trên Pixel 2 có thể nhận sai điểm lấy nét nếu cảnh đó chưa có trong dữ liệu đào tạo của Machine learning. Ví dụ nó có thể lấy nét được một con chó dễ dàng, nhưng nếu bạn đang hôn một con khủng long thì rất có thể google pixel 2 sẽ không biết rằng con khủng long đó cũng là một phần của chủ thể chính cần được lấy nét. Dù vậy hệ thống machine learning bản chất hoàn toàn có thể học hỏi và tiếp tục cải thiện, cho ra những bức hình rất đẹp chỉ với một camera. Đó là lí do vì sao mình thấy Google Pixel 2 là chiếc điện thoại rất thông minh. 


NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHIỀU CAMERA

Việc trang bị 2 camera thường sẽ không tốt bằng tập trung vào một camera duy nhất, bởi camera thứ 2, thứ 3 sẽ sử dụng nhiều năng lượng lúc chụp hình cũng như chiếm thêm diện tích để tận dung cho các linh kiện khác, cụ thể như pin chả hạn. 


Câu chuyện về camera sau trên smartphone: Đừng nghĩ NHIỀU là HAY


Tóm lại, mình thấy rằng các hãng vẫn chưa biết cách tận dụng hết camera thứ nhất của mình, và việc phải bổ sung một camera như là một giải pháp “kém thông minh” hơn. Nếu 2 camera mà cho chất lượng ảnh đẹp hơn hẳn thì không nói làm gì, nhưng khi thêm nhiều camera chất lượng ảnh cũng chẳng có gì khác biết hay thậm chí là thua ở một vài mặt thì mình thấy là không cần thiết. 

Vẫn biết cảm biến ảnh trên camera smartphone rất nhỏ nên 1 camera sẽ đến lúc đạt tới giới hạn riêng của nó. Nhưng xét ở thời điểm hiện tại, khi mà 1 camera của Google Pixel đã có thể thực hiện được điều tương tự mà các ông lớn khác đang làm, và theo một vài thông tin rò rỉ thì Google Pixel 3 vẫn chỉ có 1 camera, thì chúng ta nên đặt câu hỏi là: Nhiều camera để làm gì? 

Nó giống như kiểu một anh công nhân, ở đây là smartphone của các hãng khác, làm việc rất chăm chỉ. Còn Google là một anh kỹ sư IT, lười nhưng lại rất thông minh, luôn tìm cách nhanh gọn nhất để giải quyết công việc của mình.


Câu chuyện về camera sau trên smartphone: Đừng nghĩ NHIỀU là HAY


Nguồn: ThinkView.vn/techz.vn

Các tin khác

Hotline